Trắc Nghiệm Sinh 11 CTST_Bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Trắc Nghiệm Sinh 11 CTST
Bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ:

A.Năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt       

B.Năng lượng nhiệt và năng lượng hóa học

C.Năng lượng ánh sáng và năng lượng hóa học   

D.Năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng

Câu 2. Sinh vật tự dưỡng gồm:

A.Quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng                    

B.Nhiệt tự dưỡng và ánh sáng tự dưỡng

C.Tiêu thụ và phân giải                                      

D.Ánh sáng tự dưỡng và quang tự dưỡng

Câu 3. Sinh vật có khả năng tự dưỡng là:

A.                             B.                            C.Vi khuẩn lam                                   D.Hổ

Câu 4. Sinh vật không có khả năng tự dưỡng:

A.Thực vật                    B.Tảo                           C.Vi khuẩn lam                                   D.

Câu 5. Ở thực vật, năng lượng từ ánh sáng được tích luỹ trong các chất hữu cơ tổng hợp từ , sau đó các chất hữu cơ được phân giải trong quá trình để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

A. Quang hợp/trao đổi.                                      B. Trao đổi/quang hợp.

C. Quang hợp/hô hấp.                                       D. Hô hấp/quang hợp.

Câu 6. Khi gặp điều kiện khô hạn, cơ thể thực vật tổng hợp abscisic acid gây …… trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng làm cây rụng lá là dấu hiệu của sự …..

A. Ức chế/bài tiết.                                             B. c chế/điều hòa.

C. Kích thích/bài tiết.                                        D. Kích thích/điều hòa.

Câu 7. ….. là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản sẽ đi kèm với sự … năng lượng.

A. Đồng hóa/tích lũy.                                        B. Đồng hóa/phân giải.

C. Dị hóa/tích lũy.                                             D. Dị hóa/phân giải.

Câu 8. Các sinh vật quang tự dưỡng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành:

A.Năng lượng nhiệt                                           B.Năng lượng cơ học

C.Năng lượng trong các hợp chất vô cơ              D.Năng lượng trong các hợp chất hữu cơ

Câu 9. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành:

A. Quang năng              B. Hoá năng                  C. Nhiệt năng                      D. Cơ năng

Câu 10. Hợp chất hữu cơ được sinh vật tự dưỡng sử dụng:

A.Cho các hoạt động sống và là nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật khác

B.Cho các hoạt động sản xuất chất dinh dưỡng

C.Cho hoạt sống sinh sản và hoạt động sống của sinh vật khác

D.Cho việc tổng hợp các chất vô cơ cho sinh vật khác

Câu 11. Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò:

A.Là sinh vật sản xuất, chế biến nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác

B.Là sinh vật sản xuất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác

C.Là sinh vật tiêu thụ, chế biến nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác

D.Là sinh vật tiêu thụ, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác

Câu 12. Dị dưỡng là sinh vật:

A.Có khả năng tổng hợp chất vô cơ thành chất hữu cơ

B.Có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sẵn

C.Có khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng thông qua quang hợp

D.Không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ có sẵn

Câu 13. Sinh vật dị dưỡng thường được phân thành:

A.Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải            

B.Sinh vật hóa tổng hợp và sinh vật quang tổng hợp

C.Thực vật và động vật

D.Sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật

Câu 14. Vi khuẩn lam là sinh vật:

A.Quang tự dưỡng                                             B.Hóa tự dưỡng                              

C.Dị dưỡng loại tiêu thụ                                     D.Dị dưỡng loại phân giải

Câu 15. Nấm là sinh vật:

A.Quang tự dưỡng                                             B.Hóa tự dưỡng                              

C.Dị dưỡng loại tiêu thụ                                     D.Dị dưỡng loại phân giải

Câu 16. Từ quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong sinh giới:

A.Một phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt động sống, còn lại được thải vào môi trường ở dạng nhiệt

B.Hai phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt động sống, còn lại được chuyển thành cơ năng

C.Một phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, hai phần sử dung cho các hoạt động sống, còn lại được thải vào môi trường ở dạng nhiệt

D.Một phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt động sống, còn lại được chuyển thành cơ năng

Câu 17. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm:

A.Tiêu thụ, phân giải, huy động năng lượng       

B.Hấp thu, phân giải và huy động năng lượng

C.Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng 

D.Tái hấp thu, phân giải và huy động năng lượng

Câu 18. Cơ thể của sinh vật có thể ở dạng:

A.Đơn bào hoặc đa bào                                      B.Tiêu thụ hoặc phân giải

C.Tất cả đều ở dạng đơn bào                              D.Tất cả đều ở dạng đa bào

Câu 19. Sinh vật lấy các chất từ môi trường, biển đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải, quá trình đó gọi là

A.Trao đổi chất             B.Sự biến đổi                C.Chất hữu cơ         D.Chuyển hóa cơ bản

Câu 20. Ví dụ về việc thu nhận các chất từ môi trường là:

A.Lá cây hấp thụ ánh sáng               

B.Chuyển hóa tinh bột thành glucose

C.Quá trình quang hợp                    

D.Các chất không sử dụng được sẽ bị đào thải khỏi cơ thể

Câu 21. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống nhờ có:

A.Trao đổi chất và sinh sản                                B.Chuyển hóa năng lượng

C.Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng         D.Trao đổi chất và cảm ứng

Câu 22. Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng với môi trường, khi quá trình này dừng lại thì:

A.Sinh vật sẽ sinh trưởng                                   B.Sinh vật sẽ phát triển

C.Sinh vật sẽ chết                                              D.Sinh vật sẽ vận động và sinh sản

Câu 23. Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở cấp độ cơ thể và tế bào thông qua giai đoạn:

A.Giữa môi trường ngoài và cơ thể                     B.Giữa môi trường trong cơ thể và tế bào

C.Trong từng tế bào                                           D.Bao gồm cả ba giai đoạn vừa kể trên

Câu 24. Các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật không bao gồm:

A.Thu nhận các chất từ môi trường                   B.Biến đổi các chất

C.Bài tiết các chất                                             D.Đào thải các chất

Câu 25. Tất cả các cơ thể sống đều là:

A.Hệ thống mở                                                 B.Hệ thống một chiều                         

C.Hệ thống kín                                                  D.Hệ thống không tuần hoàn

Câu 26. Cơ thể người lấy từ môi trường oxy, nước và thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng tích lũy ở dạng:

A.ATP                          B.ADP                         C.Vô cơ        D.Nhiệt

Câu 27. Các sinh vật … chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.

A.Quang tự dưỡng                                 B.Hóa tự dưỡng            

C.Dị dưỡng loại tiêu thụ                       D.Dị dưỡng loại phân giải

Câu 28. Các chất không được tế bào và cơ thể sử dụng sẽ được:

A.Tái hấp thu                B.Đào thải                    C.Điều hòa            D.Tích lũy để sử dụng

Câu 29. Các sinh vật … chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hóa tổng hợp.

A.Quang tự dưỡng                                             B.Hóa tự dưỡng                              

C.Dị dưỡng loại tiêu thụ                                     D.Dị dưỡng loại phân giải

Câu 30. Sinh vật... là các sinh vật chỉ có khả năng tổng hợp các … từ những chất hữu cơ có sẵn.

A.Tự dưỡng – chất hữu cơ                                 B.Dị dưỡng – chất hữu cơ                   

C.Tự dưỡng – chất vô cơ                                   D.Dị dưỡng – chất vô cơ

Câu 31. Các sinh vật ….. như nấm, vi khuẩn thường sử dụng xác củ các sinh vật khác làm thức ăn.

A.Quang tự dưỡng                                             B.Hóa tự dưỡng                              

C.Dị dưỡng loại tiêu thụ                                     D.Dị dưỡng loại phân giải

Câu 32. Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng phần lớn sẽ sản sinh ra … và giải phóng ngược trở lại môi trường.

A.Ánh sáng                   B.Chất hữu cơ               C.Chất vô cơ    D.Nhiệt

Câu 33. Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở …

A.Cấp độ cơ thể và tế bào                                  B.Dạng đơn bào và đa bào

C.Duy nhất cấp độ tế bào                                   D.Duy nhất cấp độ cơ thể

Câu 34. Các dấu hiệu đặc trưng cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật bao gồm: thu nhận, vận chuyển, …, tổng hợp và tích lũy năng lượng, phân giải và giải phóng năng lượng, đào thải, điều hòa.

A.Sản sinh nhiệt            B.Biến đổi                    C.Trao đổi    D.Phân rã

Câu 35. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được điều hòa dựa trên … thông qua hormone hoặc hệ thần kinh.

A.Nhu cầu duy trì                                              B.Nhu cầu của cơ thể    

C.Hoạt động thể chất                                         D.Hoạt động cơ bản

Câu 36. Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống mở, luôn diễn ra … quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

A.Sau                           B.Trước                        C.Đồng thời                D.Chậm hơn

Câu 37. Tế bào phân giải các hợp chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Quá trình này thường được thực hiện trong … và ti thể.

A.Bộ máy golgi                                 B.Tế bào chất                

C.Nhân tế bào                                   D.Phần màng tế bào

Câu 38. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp …, năng lượng cho cơ thể sinh vật.

A.Năng lượng                           B.Nhiệt năng                 

C.Chất vô cơ                            D.Chất hữu cơ

Câu 39. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về đại diện của các nhóm sinh vật:

1. Quang tự dưỡng

a. Nấm, động vật và một số vi khuẩn.

2. Quang dị dưỡng

b. Thực vật, tảo, một số vi khuẩn.

3. Hóa tự dưỡng

c. Một số vi khuẩn oxy hóa sắt, lưu huỳnh, nitrate,...

4. Hóa dị dưỡng

d. Một số vi khuẩn quang hợp không thải oxygen,...

A. 1-b, 2-d, 3-c, 4-a.                              B. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.      

C. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.                            D. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b.

II. Trả Lời Đúng/Sai

Câu 1. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về vai trò trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể.


 

b.

Cung cấp nguyên liệu xây dựng tế bào và cơ thể.


 

c.

Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật.


 

d.

Giúp sinh vật truyền lại các đặc điểm di truyền cho thế hệ sau.

 


Câu 2. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Điều hòa hoạt động sống.


 

b.

Giao phối và sinh sản tạo ra cá thể mới.

 


c.

Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng.


 

d.

Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất.


 

Câu 3. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về bản chất của quá trình đồng hóa?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Hormone glucagone chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ ở gan.

 


b.

Hô hấp tế bào biến chất hữu cơ thành CO2, H2O và giải phóng năng lượng.


 

c.

Hình thành protein cần thiết từ các amino acid được hấp thụ trong thức ăn.

 


d.

Sự tiêu hóa protein trong thức ăn ở dạ dày người nhờ enzyme pepsin.


 

Câu 4. Khi nói về vai trò của quá trình dị hóa, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.

 


b.

Cung cấp chất hữu cơ xây dựng cơ thể và dự trữ năng lượng.


 

c.

Phân giải các chất và giải phóng năng lượng.


 

d.

Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

 


Câu 5. Khi nói về vai trò của sinh vật tự dưỡng, mỗi mệnh đề sau là đúng hay sai?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Cung cấp oxygen, điều hòa khí hậu.


 

b.

Cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho động vật.


 

c.

Phân giải chất thải, xác của các sinh vật khác.

 


d.

Cung cấp vật chất và năng lượng cho sinh giới.


 

Câu 6. Dựa vào những hiểu biết về phương thức trao đổi chất chuyển hóa năng lượng sinh vật, hãy cho biết mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về đặc điểm sống và đại diện của từng nhóm sinh vật?

 

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Nấm, động vật và một số vi khuẩn sử dụng năng lượng được hấp thụ từ ánh sáng mặt trời và tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

 


b.

Hóa dị dưỡng sử dụng năng lượng được cung cấp từ các chất hóa học.


 

c.

Đại diện của nhóm sinh vật hóa tự dưỡng là một số vi khuẩn oxy hóa sắt, lưu huỳnh…; chúng lấy chất hữu cơ từ sinh vật tự dưỡng hoặc sinh vật dị dưỡng khác.

 


d.

Quang tự dưỡng sử dụng năng lượng được hấp thụ từ ánh sáng mặt trời.


 

Câu 7. Mỗi nhận định sau đúng hay sai khi nói về sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng?

Ý

Mệnh đề

Đúng

Sai

a.

Bò được xem là sinh vật dị dưỡng loại phân giải.

 


b.

Sinh vật tự dưỡng bao gồm có vi khuẩn cộng sinh trong ruột mối, tảo, thực vật,…

 


c.

Nấm được xem là sinh vật dị dưỡng loại tiêu thụ.

 


d.

Sinh vật dị dưỡng có thể tích lũy năng lượng thông qua quá trình hóa tổng hợp.


 

III. Trả lời ngắn

Câu 1. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới trải qua mấy giai đoạn?

Câu 2. Dựa vào nhu cầu năng lượng, sinh vật tự dưỡng được chia thành mấy nhóm?

Câu 3. Cho các sinh vật sau đây. Có bao nhiêu sinh vật dị dưỡng?

    a, Cây chuối                  b, Vi khuẩn lam             c, Nấm da đầu                d, Tảo lục

    e, Trùng giày                 f, Con bò                       g, Vi khuẩn trong ruột mối                  

    h, Rong đuôi chó                i, San hô                     k, Giun, sán    

Câu 4. Cho các sinh vật sau đây. Có bao nhiêu sinh vật tự dưỡng?

    a, Cây chuối                  b, Vi khuẩn lam             c, Nấm da đầu                d, Tảo lục

    e, Trùng giày                 f, Con bò                       g, Vi khuẩn trong ruột mối                  

    h, Rong đuôi chó                i, San hô                     k, Giun, sán    

Câu 5. Dựa vào nhu cầu năng lượng, sinh vật tự dưỡng được chia thành mấy nhóm?

Câu 6. Dựa vào nhu cầu năng lượng, sinh vật dị dưỡng được chia thành mấy nhóm?

Câu 7. Có bao nhiêu dấu hiệu dưới đây đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật:

(1)Thu nhận các chất từ môi trường

(2)Đào thải các chất

(3)Biến đổi các chất thành chất vô cơ

(4)Tổng hợp và tích lũy năng lượng

(5)Điều hòa

Câu 8. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong các câu dưới đây:

(1)Sinh vật tự dưỡng gồm có quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng

(2)Sinh vật dị dưỡng có thể chia thành sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

(3)Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm 2 giai đoạn chính

(4)ATP là đòng tiền năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
Đọc tiếp: